Xin chào Khách|   Đăng nhập 
Cải cách hành chính
Công tác chỉ đạo điều hành
Cải cách thể chế
Cải cách thủ tục hành chính
Cải cách tổ chức bộ máy
Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
Cải cách tài chính công
Hiện đại hoá hành chính
Cải cách hành chính
Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Luật Khí tượng thủy văn có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo tại kỳ họp thứ 9 (ngày 25/6/2015); thông qua Luật Khí tượng thủy văn tại kỳ họp thứ 10 (ngày 23/11/2015). Cả hai Luật này đều có hiệu lực thi hành từ ngày hôm nay (01/7/2016).
 

Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo Việt Nam

Luật tạo hành lang pháp lý cho quản lý thống nhất tài nguyên biển và hải đảo theo chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Bên cạnh đó, quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo phải dựa trên tiếp cận hệ sinh thái, bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được khai thác, sử dụng phù hợp với chức năng của từng khu vực biển và trong giới hạn chịu tải của môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo; đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, cũng như tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia tích cực và hiệu quả trong quá trình quản lý, bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.

Cụ thể, Luật quy định các nội dung cụ thể liên quan tới (i) chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; (ii) điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên môi trường biển và hải đảo; (iii) quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ; (iv) kiểm soát ô nhiễm, ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc và nhận chìm ở biển; (v) quan trắc, giám sát tổng hợp và hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; (vi) hợp tác quốc tế; (vii) và trách nhiệm quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

Để Luật có thể sớm đi vào thực tiễn cuộc sống, trong thời gian qua, Bộ TN&MT đã và đang tích cực phối hợp với các Bộ, ban, ngành, địa phương xây dựng trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền, bảo đảm hướng dẫn chi tiết thực hiện các quy định của Luật liên quan tới: Lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam cho tổ chức, cá nhân nước ngoài; Phạm vi vùng bờ; Các hoạt động bị hạn chế trong hành lang bảo vệ bờ biển; Lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; Lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ; Lập, quản lý hồ sơ tài nguyên hải đảo; Xác định và thông báo về khu vực hạn chế hoạt động để ưu tiên cho hoạt động cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố; Danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển; Cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại, thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển.

Luật KTTV tạo hành lang pháp lý cho quản lý hoạt động KTTV tập trung, thống nhất phục vụ chung cho phát phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia và phòng, chống thiên tai

Luật KTTV quy định về hoạt động KTTV gồm: quản lý, khai thác mạng lưới trạm; dự báo, cảnh báo; thông tin, dữ liệu; phục vụ, dịch vụ KTTV; giám sát biến đổi khí hậu; tác động vào thời tiết và quản lý nhà nước; quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động KTTV. Luật được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài; tổ chức quốc tế tham gia hoạt động KTTV trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cụ thể, Luật quy định về (i) quản lý, khai thác mạng lưới trạm KTTV (bao gồm: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới trạm KTTV; Quan trắc KTTV; Điều tra, khảo sát KTTV; Quản lý, bảo vệ công trình KTTV; Quản lý chất lượng phương tiện đo KTTV); (ii) dự báo, cảnh báo KTTV (bao gồm: Thu thập, xử lý, phân tích, lưu giữ thông tin, dữ liệu KTTV, giám sát biến đổi khí hậu và các thông tin, dữ liệu có liên quan trên phạm vi quốc gia, khu vực, thế giới; Xây dựng, ban hành bản tin dự báo, cảnh báo KTTV; Cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo KTTV; Hướng dẫn khai thác thông tin dự báo, cảnh báo KTTV; Đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo KTTV); (iii) các hoạt động phục vụ, dịch vụ KTTV (trong đó: Phục vụ KTTV là dịch vụ công không vì mục đích lợi nhuận, gồm: Cung cấp thông tin, dữ liệu KTTV, giám sát biến đổi khí hậu, kịch bản biến đổi khí hậu, tin dự báo, cảnh báo KTTV cho các cơ quan, tổ chức của Nhà nước phục vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia; Cung cấp tin dự báo, cảnh báo thiên tai KTTV phục vụ phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; Cung cấp tin dự báo, cảnh báo KTTV cho các cơ quan truyền thông phục vụ cộng đồng không vì mục đích lợi nhuận; Cung cấp thông tin, dữ liệu KTTV, tin dự báo, cảnh báo KTTV cho nước ngoài, tổ chức quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Các hoạt động KTTV khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Dịch vụ KTTV là hoạt động có thu trên cơ sở thỏa thuận giữa người cung cấp và người sử dụng dịch vụ, gồm: Cung cấp thông tin, dữ liệu KTTV, giám sát biến đổi khí hậu, tin dự báo, cảnh báo KTTV theo yêu cầu không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 38; Xây dựng, cung cấp các sản phẩm thông tin, truyền thông về KTTV, biến đổi khí hậu; Hướng dẫn sử dụng thông tin, dữ liệu và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ về KTTV, giám sát biến đổi khí hậu; Chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ không sử dụng kinh phí nhà nước về KTTV, giám sát biến đổi khí hậu; Xây dựng, lắp đặt, hướng dẫn khai thác công trình, phương tiện đo KTTV; Xây dựng, cung cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật về dự báo, cảnh báo, truyền tin KTTV; Kiểm định, hiệu chuẩn, lắp đặt, sửa chữa phương tiện đo KTTV; Hoạt động tư vấn về KTTV, giám sát biến đổi khí hậu; Đào tạo nguồn nhân lực KTTV, giám sát biến đổi khí hậu; Các hoạt động khác liên quan đến KTTV, giám sát biến đổi khí hậu theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân); (iv) tác động vào thời tiết; (v) hợp tác quốc tế về hoạt động KTTV và (vi) quản lý nhà nước về KTTV.

Bộ TN&MT cũng đã và đang tích cực phối hợp với các Bộ, ban, ngành, địa phương xây dựng trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền, bảo đảm hướng dẫn chi tiết thực hiện các quy định của Luật liên quan tới: Xác định chi tiết nội dung quan trắc đối với trạm thuộc mạng lưới trạm KTTV quốc gia; Quan trắc KTTV của các chủ công trình; Thông tin, dữ liệu quan trắc KTTV phải được cung cấp về hệ thống dự báo, cảnh báo KTTV quốc gia và cơ sở dữ liệu KTTV quốc gia; Hành lang kỹ thuật công trình KTTV; các loại Bản tin và thời hạn dự báo, cảnh báo KTTV; Dự báo, cảnh báo KTTV của tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo KTTV quốc gia; Các bộ dữ liệu, chuẩn dữ liệu; tổ chức xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu KTTV quốc gia; Khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu KTTV; Đánh giá khí hậu; Tác động vào thời tiết; Trao đổi, cung cấp thông tin, dữ liệu KTTV, giám sát biến đổi khí hậu với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và Luật Khí tượng thủy văn có hiệu lực thi hành và đi vào cuộc sống sẽ góp phần hoàn thiện thể chế pháp lý ngành tài nguyên và môi trường; tạo hành lang pháp lý quan trọng trong quản lý nhà nước về biển và hải đảo cũng như công tác khí tượng thủy văn nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của công tác quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường biển và hải đảo; công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội đất nước, bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, để hai luật thực sự đi vào cuộc sống, rất cần sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, địa phương và cộng đồng xã hội.

CTTĐT

Các bài liên quan
Kế hoạch thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại các dự án có xả thải trên phạm vi cả nước
Bảo đảm tiến độ và chất lượng trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2016
Rà soát các quy định pháp luật tài nguyên và môi trường liên quan tới quy định về đầu tư kinh doanh
Kế hoạch Kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2016
Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường năm 2016
 
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Đơn vị chủ quản: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Cơ quan cung cấp thông tin: TBáo TN&MT (04.37738729 - 302)
Giấy phép số: 69/GP-BC do Bộ Văn hóa Thông tin cấp ngày 29/12/2003
©2003 - 2012 Bản quyền thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường
Liên hệ: Số 10 Tôn Thất Thuyết - Hà Nội
ĐT: Bộ Tài nguyên và môi trường (043) 7956868
Cổng Thông tin điện tử (043) 7732732
Fax: (04) 7732732 - Email: portal@monre.gov.vn